Tam Cốc Bích Động

Tam Cốc – Bích Động, còn được biết đến với những cái tên như „vịnh Hạ Long trên cạn“ hay „Nam thiên đệ nhị động“, đứng sau động Hương Tích (Nam thiên đệ nhất động ) . Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đá vôi và các di tích lịch sử liên quan đến hành cung Vũ Lâm của triều đại nhà Trần nằm chủ yếu ở xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Quần thể danh thắng Tràng An – Tam Cốc được đã được  UNESCO xếp hạng di sản thế giới.

Tam Cốc chỉ cách Hà Nội khoảng 110 km và nằm trong quần thể danh thắng Tràng An ở Ninh Bình nên bạn có thể đến đây bằng phương tiện cá nhân như ôtô, xe máy. Nếu như muốn tận mắt chiêm ngưỡng sắc vàng của đồng lúa chín thì khoảng thời gian cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 là lúc bạn nên ghé thăm Tam Cốc – Bích Động, Ninh Bình. Khi đó, hình ảnh ruộng lúa màu xanh xen lẫn ruộng lúa chín vàng sẽ tạo nên một bức tranh với những mảng màu tuyệt đẹp. Sau tết là quãng thời gian bạn có thể được chiêm ngưỡng những cánh đồng xanh mơn mởn đang vươn mình chào đón gió xuân.
Tam Cốc – Bích Động là điểm đến lâu đời nhất và là nơi duy nhất vẫn còn trồng lúa nước. Lúa tại đây chỉ được trồng một vụ chiêm, chín rộ vào dịp cuối tháng 4, đầu tháng 5 Âm lịch. Bởi vậy, thời gian đẹp nhất để đi phượt và chụp ảnh ở Tam Cốc – Bích Động chỉ kéo từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, trong khoảng 2 tuần, khi những ruộng lúa xanh xen lẫn ruộng lúa chín vàng, chỗ đang gặt, chỗ chưa, tạo nên những mảng màu tuyệt đẹp.

Tôi đến Tam Cốc tháng giêng, buổi sáng , trời mưa sau khi mua vé ngay cửa ra vào với giá 50.000 đồng trong đó có 30 ngàn đồng phí tham quan và 20 ngàn đồng phí đi thuyền. Mỗi chiếc thuyền chở được bốn người, với cuộc hành trình chèo bằng mái chèo như thế họ nhận được 70.000 đồng.

t9
Khởi hành từ bến thuyền Đình Các, bác lái thuyền đưa chúng tôi khám phá hang Cả, hang Hai và hang Ba. Để ngắm cảnh đẹp của ba hang động này, bạn sẽ mất khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Nếu bạn muốn lựa những góc hình đẹp thì nên “thương thảo” trước với người lái thuyền để tìm chỗ thuận tiện cho bạn leo lên núi.

Tam Cốc là khu du lịch lâu đời nên mọi dịch vụ đều khá quy củ và không có hiện tượng chèo kéo. Các thuyền bán hàng cũng lần lượt chứ không tranh giành khách.
t7
t8
Thuyền chở khách thì được đánh số và chỉ được chở khi đến lượt. Theo như lời bác lái đò thì mỗi tuần bác chỉ được một lượt chở khách vì số lượng thuyền ở đây quá nhiều.
t5t11
t6
Ngoài việc làm ruộng và làm nghề thêu ren truyền thống, thì chèo thuyền đưa đò đi khách mùa xuân cũng là việc tay trái của các hộ gia đình ở khu vực này. Ai cũng có đò và có quyền chở khách theo sự phân chia của chính quyền thôn, xã. Mỗi gia đình có một – hai suất đò được đánh số và theo thứ tự sẽ luân phiên nhau chở khách.
t18
Các chủ đò thường gặp câu hỏi của những người hàng xóm khi đang chèo thuyền trên sông “Số mấy rồi?“. Là vì ai cũng hỏi để nhẩm tính xem khi nào thì đến lượt số của đò mình sẽ ra bến thuyền. Những hộ gia đình có suất mà vì lý do nào đó không muốn chèo đò thì sẽ bán lại quyền chở đò cho nhà hàng xóm.
t14
1.300 chiếc thuyền để đưa khách dạo chơi trên sông Ngô Đồng, Các con thuyền đều đánh số thứ tự, tới lượt thì xếp hàng trên bến sông chở khách. Cái hay là nếu khách có điều đình thuê đi riêng cũng phải qua Ban Quản lý với giá 70 ngàn đồng cho chuyến đi trên sông đi và về gần 4 km đó.
t12
t15
Ngô Đồng giang – bản thân cái tên của dòng sông đã gợi lên trong lòng tôi một cảm giác phiêu bồng và mơ mộng. Ngô Đồng là tên một dòng sông nhỏ chảy qua địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
t19
Vắt ngang mình giữa một hệ thống núi đá vôi xanh rờn kỳ vỹ, đôi bờ là những ruộng lúa chín vàng đang bước vào mùa gặt, từng đoàn thuyền nhỏ lững lờ theo tay chèo lướt đi trên sông nom như những con thuyền cổ tích, tạo thành một bức tranh sơn thủy hữu tình bậc nhất chốn Ninh Bình.
n2 n3 n4 n5t20
Ngôi trên thuyền xuôi theo dòng sông Ngô Đồng trong veo
n6t13
Dê núi Ninh Bình: Là món đặc sản vô cùng bổ dưỡng, thịt chắc và thơm ngon vì dê núi được thả rông trên những triền núi. Dê ở đây thường ăn các loại lá thuốc mọc trên núi.

t1Với số tiền 70 ngàn đồng một chuyến đò, chèo trong ba giờ đồng hồ sẽ rã rời chân tay, cho nên ở đây mọi người học cách chèo thuyền bằng chân. Và vì thế, sau khi rời bến Thánh, đi vượt qua Đền Thái Vy là bắt đầu dùng đôi chân để chèo thuyền.
t17
Đền Thái Vy là ngôi đền xây dựng vào thế kỷ 13 là nơi thờ Vua Trần Thái Tông. Trước Đền có giếng Ngọc xây bằng đá xanh, sau đền là dãy núi đá Cấm Sơn.
t2
Thuyền len vào hang Cả dài 127 mét rồi tiếp theo là hang Hai, hang Ba. Đá gần như sát trên đầu, nước trên đá nhỏ xuống từng giọt, không gian mát lạnh.
t21t26
Ngắm những triền núi đá vôi để ngạc nhiên vì bầy dê núi lông màu trắng cứ leo lên trên vách núi kiếm ăn.
t16
Tất cả dê trên núi ấy là dê nuôi. Khi có người mua, chủ của bầy dê phải lên tận nơi để lùa bầy dê xuống núi. Món thịt dê núi Ninh Bình cũng chính là đặc sản vùng đất này.
t22t25
Sự lững lờ của dòng chảy càng khiến thời gian ở đây như dừng lại, thả con người tìm đến chốn yên tĩnh thật sâu trong tâm hồn.
t23t24t27
Tam Cốc là tên gọi của ba hang: hang Cả
t29
t28
t30t31

t32t33
t34
t35
hang Hai
t36
t37
t38
t39
t40
t41

và hang Ba nằm trên dòng Ngô Đồng và xuyên dưới chân những ngọn núi đá nằm phủ ngang trên mặt sông.
t42
t43
t44
t45
t46
t47
t48

Hang Cả dài chừng 120m, hang Hai dài 60m và hang Ba dài khoảng 45m. Cả 3 hang đều nằm xuyên dưới chân núi với những giọt thạch nhũ trên trần hang treo mình rơi lơ lửng.
t49
t50
t51
t52
t53
t54

Cảm giác thuyền xuyên qua hang đá mát lạnh, tối om, nhìn đường chỉ bằng con mắt quen của người lái đò rất thú vị. Tiếng mái chèo khỏa nước nhè nhẹ vang trong lòng hang tối, ánh sáng đến và đi ở mỗi hai đầu vòm cửa càng khiến du khách thấy thú vị và cuốn hút.
t55
t56
t57
t59
t60

Ngọn núi bên cạnh Hang Cả là nơi lý tưởng nhất để vọng cảnh Ngô Đồng Giang. Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông giống như một nét vẽ trên bức tranh vàng mùa lúa chín, bốn bề là núi non hùng vĩ.

t62 t63 t64

Trên đường đi thăm Tam Cốc, chắc chắn bạn không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức những món đặc sản Ninh Bình rồi. Dưới đây là danh sách những món đặc sản:

– Dê núi Ninh Bình: Là món đặc sản vô cùng bổ dưỡng, thịt chắc và thơm ngon vì dê núi được thả rông trên những triền núi. Dê ở đây thường ăn các loại lá thuốc mọc trên núi.
t4
– Cơm cháy: Độ nổi tiếng của món đặc sản cũng ngang với thịt dê núi Ninh Bình. Cách tốt nhất để thưởng thức vị ngon của món này là để cho vị ngọt và thơm của nước sốt dê hòa quyện với vị ngậy của cháy.
t3

Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 là khoảng thời gian cảnh quan ở Tam Cốc đẹp nhất. những ruộng lúa nước đang ngả màu từ xanh sang vàng, trông xa như tấm thảm êm mịn trải dọc bờ sông. Trong một chiều hạ, còn gì tuyệt bằng ngồi thuyền trên sông Ngô Đồng vãn cảnh, ngắm những thửa ruộng không cần be bờ của nông dân được canh tác và ngửi mùi lúa mới thơm dịu phảng phất trong không khí.

Thuyền trôi nhẹ trên sông, đôi bờ là triền lúa vàng đang chờ gặt, bóng núi che khuất từng mảng sông nước tạo nên không gian đẹp như tranh vẽ cho vùng sơn thủy hữu tình bậc nhất chốn Ninh Bình. Dòng sông đã gợi về miền ký ức trẻ thơ, nỗi nhớ quê nhà, về một thời trăn trâu hái cỏ của những đứa trẻ vùng nông thôn bên ruộng ngô đồng. Không gian thanh bình của miền quê gợi nỗi nhớ thương và cảm giác phiêu bồng cho người lữ khách.

Cuộc sống của người Tam Cốc vất vả, nhưng thanh tĩnh, yên bình. Mỗi năm chỉ có một vụ lúa nên người nông dân cũng tranh thủ làm thêm cả nghề chèo đò đưa du khách qua sông đến thăm thắng cảnh.

https://www.facebook.com/video/video.php?v=10206290980228468

 

Từ trên đỉnh hang Múa bạn có thể nhìn ngắm toàn cảnh những ngọn núi hùng vĩ ở Tam Cốc và một khúc sông Ngô Đồng. .

Chùa Bích Động một ngôi chùa cổ gắn với núi đá cách bến Tam Cốc khoảng 2 km. Theo sử sách, văn bia và các cụ già trong làng thì trước đâu chùa và động có tên chung là: Bích Sơn ( Núi Xanh ). Năm 1773 Trong chuyến đi tuần miền Sơn Nam cùng Chúa Trịnh Sâm, Tể tướng Nguyễn Nghiễm – Thân phụ của Đại Thi Hào Nguyễn Du đã đặt tên cho động. Vì phong cảnh động quá đẹp và nguy nga nên được phong là “ Nam Thiên Đệ Nhị Động ”.

Tam cốc bích động , October 2016. Copyright T. Do Khac Version 2.0

___________________________________________________________________

Cây Ngô Đồng ( Firmiana simplex ) không liên quan gì với cây ngô bắp ( Zeamays ) . Cây Ngô Đồng còn được gọi là cây Thanh Đồng mọc hoang tại Trung bộ và Tây Nam bộ Trung Quốc , được trồng làm cảnh , bóng mát từ trên ngàn năm nay. Cây Ngô Đồng thân gỗ , lá to , màu xanh đậm và bóng bẫy , hoa đơn tính màu vàng nhạt , hình chuỷ tròn , lá hình chân vịt , 5 – 7 thuỳ . Những trái tim biết bay, những giọt lệ xoay xoay trong buổi chiều đầy gió khiến ai bắt gặp đều không khỏi thấy lòng bâng khuâng.

f1

Lá vàng mấy tháng liền rồi rụng hẳn vào cuối mùa đông. Sang xuân cây mới nở hoa.

Trung Quốc có câu :

“ Phụng hoàng phi trúc thiệt bất thực, phi ngô đồng bát tập “

dịch

“ chim Phụng hoàng không phải hạ tra không ăn ,

không phải cây ngô đồng không đậu “

Cổ thi Trung Hoa có nói đến một cây quí phái “ vương giả chi hoa “ , đó là cây Ngô Đồng qua :

“ Ngô Đồng nhất diệp lạc

Thiên hạ cộng tri thu “

dịch

“ một lá ngô đồng rụng

cả thiên hạ biết mùa thu tới “

Ở Huế , theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi lại : “ Đời Ming Mạng ngô đồng được đưa đem từ Quảng Đông về trồng ở hai bên điện Cần Chánh . Cũng do xuất phát từ một huyền thoại „vương giả“ như vậy nên cây ngô đồng xưa kia chỉ trồng những nơi quyền quý thiêng liêng, đó là trong Hoàng thành và ở các lăng vua nhà Nguyễn. Thậm chí, cây Ngô Đồng qúi đến nỗi vua Minh Mạng cho khắc hình lên Du đỉnh của Cửu Đỉnh.

f2

Theo truyền thuyết, thuở xưa vua Phục Hy tình cờ trông thấy có năm sắc sao rơi xuống cụm ngô đồng và chim phượng hoàng đến đó đậu. Nhà vua biết phụng là chúa của các loài chim, do vậy cây ngô đồng này hấp thụ tinh hoa của trời đất, là 1 gỗ linh có thể chế được đồ nhã khí được, liền cho người hạ cây, cắt làm ba đoạn để phân tam tài (thiên-địa-nhân). Đoạn ngọn, tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng đục và nặng, chỉ có đoạn giữa tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được. Nhà vua cho ngâm đoạn giữa thân cây giữa dòng nước, đúng bảy mươi hai ngày đêm, vớt lên phơi trong mát cho thật khô, chọn ngày tốt, gọi người thợ khéo Lưu Tử Kỳ chế làm nhạc khí, bắt chước nhạc Cung Dao Trì, đặt tên là Dao cầm.

Dao Cầm, gồm 5 dây: Cung – Thương – Dốc – Chủy – Vũ, sau thêm hai dây Văn – Võ là 7 nên còn gọi là Thất Huyền Cầm. Ngoài ra nó còn một tên cổ khác là Ngọc Cầm.

f4

f5

Đàn lên, có thể làm hổ nghe nín kêu, vượn nghe nín hót…(theo truyện tích Bá Nha &Tử Kỳ ).

f3

Theo nhà nghiên cứu Đỗ Xuân Cẩm thì hiện nay 8 cây ngô đồng sau Điện Thái Hoà, khu vực Tả, Hữu Vu không phải có từ thời Minh Mạng mà tuổi cây chỉ vài ba mươi năm trở lại đây. Trong 8 cây ngô đồng ấy chỉ có 3 cây có kích cỡ lớn và chiều cao từ 16-18m, đường kính tối thiểu là 0,7m. Ngoài địa điểm vừa nêu, cây Ngô đồng ở Huế còn có thể thấy ở một vài công viên (Thương Bạc, Phu Văn Lâu, Tứ Tượng), vài lăng tẩm (Minh mạng, Tự Đức) nhưng tất cả chỉ là cây non trẻ, tuổi cây chỉ vài ba chục năm trở lại.

Đỗ Phủ trong những ngày lang thang bên sông Hoàng Hà, quá say mê vẻ đẹp của ngô đồng mà viết:

“Hương đạo trắc dư anh vũ lạp
Bích Ngô thê lão phượng hoàng chi”

dịch

„ngất ngưởng trên ngọn núi nào, cây ngô đồng trút lá gọi mùa thu
chim phượng hoàng tuyệt tích ngàn năm có bay về đậu ? “

Vua Thiệu Trị thì mê ngô đồng mà hóa thân làm thi sĩ và cho khắc lên bia mộ mình câu thơ về loài hoa cao quý này. Thơ đề trên bi đình lăng vua Thiệu Trị có tiếng lá ngô đồng rụng:

“Ly biên tam kính cúc
Dạ bán nhất thanh ngô”

dịch

„tiếng ngô đồng rụng,
cùng âm thanh với cúc ngoài đồng ba luống“

Nhà thơ Nguyễn Du trong truyện Kiều cũng có nói tới cây ngô đồng trong những câu:

„Nửa năm hơi tiếng vừa quen ,
Sân ngô cành biếc đã chen lá vàng “

Đời Đường , nhà thơ Vương Xương Linh khi nói về mùa thu trong cung Trường Tín, một hậu cung thời nhà Hán, đã có những câu tha thiết:

„Kim tỉnh ngô đồng thu diệp hoàng,
Châu liêm bất quyển dạ lai sương “

dịch

„Bên giếng , ngô đống thu vàng lá,
Rèm châu không cuốn mặc sương vào “

Trong thi ca Việt Nam, có lẽ cây ngô đồng được nhắc tới sớm nhất trong bài ca dao sau đây:
Đồng Đăng có phố Kỳ lừa ; có nàng Tô Thị , có chùa Tam Thanh ; Ai lên Phủ Lạng cùng anh …Miệng khấn , tay vái bốn phương chùa này; Chùa này có một ông thầy; Có hàng đá tảng có cây ngô đồng; Cây ngô đồng không trồng mà mọc; Hòn đá tảng không đắp mà cao; Sông kia chẳng có ai đào mà sâu.

Trong thời gian tham quan xứ Huế tôi thấy rất nhiều cây ngô đồng . Ở Tam Cốc tôi củng thấy cây nầy . Không lẻ Ngô Đồng Giang là tên lấy từ cây Ngô Đồng chăng .

Tam Cốc Bích Động

Trập trùng đồi núi bao quanh
Ngô Đồng một giải sông xanh lượn lờ
Đường vào Tam Cốc như mơ
Như đưa hồn khách men bờ cảnh Tiên.

Thuyền nan trăm lá nối liền
Mái chèo khua nhẹ theo triền sông vang
Hai bên đồng lúa mênh mang
Thảm xanh lúa vẫy thênh thang cõi lòng.

Ơ kìa hai núi bên sông
Cửa Quèn, Vụng Gạo ngoái trông đón chào
Thuyền ai như muốn rẽ vào
Thái Vi, từ thuở năm nào còn đây

Miên man cảnh sắc núi non
Cánh chim lượn, cánh cò con bên bờ
Đàn dê ngơ ngác hững hờ
Con thuyền nhẹ lướt lững lờ trên sông.

Ngô Đồng uốn lượn quanh đồng
Bên tây Bến Thánh, bên đông Phượng Hoàng
Ngoái nhìn thấy Mỏ chim đang
Vươn ra uống nước, ngỡ ngàng khách du

Thuyền bơi trong cảnh hư vô
Hang Hai, Hang Cả nhũ nhô tuyệt trần
Tiếng chèo khua nước vang ngân
Sóng lung linh, gió lạnh dần lan theo

Nhìn lên đỉnh núi cheo leo
Thấy thơ khắc đá ai trèo lên ngâm
Vần thơ gợi nhớ tri âm
Non xanh Tam Cốc lên dần cõi tiên

Bốn bề núi vút dựng lên
Một vùng trời nước như miền Đào Nguyên
Hang Ba mát lạnh diệu huyền
Trần hang nhũ đẹp cảnh tiên non Bồng

Suối Tiên  đẹp tựa trong mơ
Nước trong vắt, cá lửng lơ lượn vòng
Biết bao giờ thỏa ước mong
Lại về Tam Cốc, Ngô Đồng nữa đây?

Đường ra tràn ngập mây bay
Núi non trùng điệp vơi đầy không gian
Nhấp nhô núi dọc núi ngang
Hạ Long trên cạn mênh mang đất trời.

Ai lên Tam Cốc mà coi
Ngô Đồng là lối đưa người lên Tiên
Còn đây Bích Động cửa thiền
Nam Thiên Nhị Động trăm miền soi chung

Ai về chắc lại muốn lên
Tam Cốc Bích Động, Suối Tiên đượm tình
Biết bao thắng cảnh Ninh Bình
Thắm tô vùng đất địa linh ngàn đời.
Nguồn: Hoa bằng lăng (thơ), Phạm Đình Nhân, NXB Văn học, 2012