Hoàng Triều Cương Thổ road© Part four

Thác Cam Ly

d63

Có hai truyền thuyết:

Người Lạch gọi thác Cam Ly là Liêng Tô Sra, về sau đổi thành thác Cam Ly mang tên đoạn suối Cẩm Lệ chảy từ Liêng Tô Sra đến sông Đạ Đờng. Vị tù trưởng người Cơ Ho có tên K’ Mly nên dân trong vùng lấy tên ông đặt cho dòng suối của họ để ghi nhớ công lao của chủ làng. Và lâu ngày người ta đọc trại thành Cam Ly.[1]

DSC02277

Một giả thiết cho rằng Cam Ly xuất phát từ gốc Hán- Việt (cam là ngọt và ly là thấm vào). Có nghĩa rằng Cam Ly là biểu tượng của một dòng suối có nước ngọt từng làm đắm say lòng khách lãng du.Thác Cam Ly trước đây còn gắn với một khu rừng thông bên cạnh, được mang tên “rừng ái ân” (boie d’ amour) nhưng ngày nay khu rừng ấy không còn nữa. Trong khu vực tháp có lăng Nguyễn Hữu Hào.

DSC02293

Cam ly waterfall is located at the end of Hoang Van Thu street which is 2km far from the city center. Cam Ly is a variant of ‘K’Mly’, name of a tribal chief of K’ho clan. After his death, the clan names this place after him to note down his merits. The name ‘Cam Ly’ sounded so nice in Vietnamese that Mr.Cunhac mistook it to be given by Vietnamese people.

WP_20150113_05_41_28_ProDSC02289DSC02281 DSC02279

Cam Ly cascade a une hauteur de 30 mètres, où le débit d’eau est divisé par l’action d’un granite énorme roches. Au pied de la cascade, nous avons un jardin plein de fleur.

DSC02290 DSC02291

Thảm Sát tại Đà Lạt 1951

Ngày 11-5-1951, một toán người đột nhập vào nhà riêng của chánh mật thám Pháp tại Đà Lạt, bắn chết chánh mật thám Hazz . Vài giờ sau Phó mật thám Jumeau đòi thị trưởng Đà Lạt là Trần Đình Quế giao cho ông ta 20 tù binh đang bị giam giữ tại đồn cảnh sát thị xã Đà Lạt . Giám đốc Công An tại thị xã đi vắng, thị trưởng Quế giao cho Jumeau 14 nam 6 nữ. Jumeau đem tất cả đến một đồi vắng gần thác Cam Ly bắn chết hết 20 chục người .Hai ngày sau khi thảm sát, báo chí Pháp và báo chí Việt Nam bùng lên phản đối mạnh mẽ . Hội nhân quyền quốc tế yêu cầu điều tra và truy tố thủ phạm . Ngày 15-6, Bảo Đại cho ngưng chức thị trưởng Quế và sau đó cách chức . Ngày 21-5, Quốc Hội Pháp chất vấn chính phủ Pleven về vụ sát hại tại Đà Lạt .
Trong số người phụ nữ, Nguyen Thi Lang chỉ bị thương ở chân nên lết được vào rừng, gần 10 ngày sau dân chúng phát hiện và cứu thoát . Trong số 6 phụ nữ bị giết có bà vợ nhà Truyền đạo Tin Lành Trịnh Lý và 3 nữ tín hữu.[4]

Cạnh thác Cam Ly , có một đồi thông lớn , trên đó là lăng Nguyễn Hữu Hào . Dưới chân đồi tôi thấy có vài cái bia , nhưng chử khắc trên bia không còn nữa.

Thác Prenn

prenn1

nằm ở chân đèo Prenn ven quốc lộ 20 , cách Đà Lạt khoảng 10 km.[1]

wp_20140313_07_16_22_pro

wp_20140313_07_19_01_pro__highres

Situé au pied du col de Prenn, à 13km au sud de Da Lat, la chute de Prenn est un morceau important dans le tableau naturel de la ville de Da Lat. Le nom de la chute est origine de la langue des Cham. C’est une cascade de 10 mètres de hauteur, où l’eau tombe de cataracte simule un rideau d’eau.

wp_20140313_07_19_01_pro__highres

wp_20140313_07_20_32_pro

wp_20140313_07_20_59_pro__highres

wp_20140313_07_21_56_pro

Prenn-Wasserfall . Das Wasser stürzt aus einer Höhe von 20 Metern in eine Schlucht, wo es einen Felsensporn bildet. Hinter dem Wasserfall kann man wie hinter einem Vorhang entlanggehen.

wp_20140313_07_22_50_pro

Prenn waterfall seems to retain pristine Highland mountains. Prenn name is reminiscent of a distant time in century XV – XVII, while mountain areas were the borders to wars of invasion or territorial defences. Prenn Cham origin meaning “land of invasion”, while many indigenous people such as Lat, Chil and the SRE called invaders “Prenn”. The cascading water falls down over a small bridge that crosses the small lake.

wp_20140313_07_25_24_pro__highres

wp_20140313_07_34_07_pro

wp_20140313_07_31_02_pro__highres

wp_20140313_07_26_13_pro__highres

Datanla là một ngọn thác lớn cách thác Prenn 8 km và thành phố Đà Lạt 10 km . Đatanla hay Đatania do các từ K’Ho ghép lại: „Đà-Tàm-N’ha“ có nghĩa là „nước dưới lá“[1] – liên hệ đến cuộc chiến tranh Chăm- Lạch – Chil thế kỷ XV – XVII.
Thác đổ từ ghềnh cao 20m, nước suối phần dưới tạo thành khu vực nước rất trong nên người Đà Lạt gọi là Suối Tiên, phần sâu hun hút phía trên có một vực sâu gọi là Vực Tử Thần. Theo truyền thuyết, do thác có vực sâu nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng là nơi lánh nạn của một cánh quân của người dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với người Chăm từ cách đây hàng trăm năm trở về trước.

wp_20140311_04_18_39_pro

La chute de Datanla est sans doute l’une des plus belles cascades du Vietnam. D’une hauteur de 20m, les chutes d’eau traversent plusieurs couches de marbre, puis rejaillissent en des bulles blanchissantes en forme de l’arc-en-ciel en 7 couleurs splendides.

wp_20140311_04_28_37_pro__highres
À 10 km de la ville de Da Lat, Datala est l’une des grandes chutes d’eau de Dalat.
Datala (Da Tam Nha en langue K’Ho) signifie « l’eau sous la feuille » qui évoque la guerre de Cham, Lat, Chil au 15 – 17 e siècle.

wp_20140311_04_27_35_pro

D’après la légende, des fées seraient descendues se baigner dans la portion la plus calme, c’est pourquoi on l’appelle Suoi Tien ou « Ruisseau des fées ».
Contrairement à la chute de Prenn, cette cascade se compose de 7 étages grandioses. D’une hauteur de 20m, les chutes d’eau traversent plusieurs couches de marbre, puis rejaillissent en des bulles blanchissantes en forme de l’arc-en-ciel en 7 couleurs splendides. En bas de la cascade se trouve un gouffre profond et assez dangereux, nommé « gouffre de Tu Than » ou « gouffre de la Mort ».

wp_20140311_04_22_28_pro__highreswp_20140311_04_22_16_pro__highres

About 10 km from Da Lat City between Prenn mountain pass, Datanla is one of the largest waterfalls in Da Lat. The waterfall is surrounded by vast green pine forests. Datanla waterfalls with copious amounts of water, flush down from seven majestic waterfall’s steps. The clear water stream flows through granite rocks and flush down with white foam. According to the legend, fairies often came here to play and bathe in the cool and clear water.

wp_20140311_04_17_30_pro__highres

wp_20140311_04_17_30_pro

Thác Pongour

dscf6727

còn gọi là thác Bảy tầng là một ngọn thác tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, nằm cách Đà Lạt 50 km về hướng Nam. Thác đổ từ độ cao gần 40 mét, trải rộng hơn 100 mét, qua hệ thống đá bậc thang bảy tầng.[1]

wp_20140313_04_12_25_pro

wp_20140313_04_33_27_pro

Pongour là tên do người Pháp phiên âm từ tiếng bản địa K’Ho: Pon-gou có nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng. Theo một số tài liệu địa chất của người Pháp, vùng đất này có nhiều kaolin.[1]

wp_20140313_04_33_44_pro__highres

Les somptueuses chutes Pongour à 7 étages se déploient à 40m de hauteur en un magnifique arc de cercle long de 150 m, et le fracas de l’eau qui tombe dans le grand lac en contrebas produit un bruit sourd qui résonne à des kilomètres.

wp_20140313_04_33_44_pro__highres

Pongour Waterfall is located at a deserted area, 40km from Dalat.

wp_20140313_04_39_28_pro__highres

wp_20140313_04_39_44_pro

According to the legend, in the old time, Phu Hoi – Tan Hoi – Tan Thanh commune now was managed by a beautiful woman named Kanai (a head of a Kho tribe). She was very good at conquering dangerous animals. Among those, there were four big rhinoceros which always obeyed her commands; to change waste land to cultivate and to fight against enemies. Suddenly, one spring, she was dead on the full- moon day of the first month. That made the four rhinoceros very sad, they didn’t eat any thing just sit by their boss until they died. Then, one morning, native people here saw that the place where she was born had a splendid waterfall. They told that Kanai hair turned into the water and rhinoceros horns turned into fossil stones to be arranged into order. It symbolized the attachment of human and nature.

wp_20140313_04_45_10_pro__highres

wp_20140313_04_47_17_pro

Thác Hang Cọp cách thành phố Đà Lạt 15 km về hướng Đông, thuộc ấp Túy Sơn, xã Xuân Thọ. Thác nằm giữa khu rừng thông với diện tích 308 ha, chiều cao thác chừng 50 m, dài hơn 500 m, trên đường từ Đà Lạt về Dran (Đơn Dương).[1]

c13

c33

c42

c52

Tiger Cave waterfall is located in Xuan Tho commune, Dalat city, in National road 20. Take a turning at the km-post No.13 and keep going around 2,7km, you will see the waterfall. The waterfall has 25m in height and 10m in width. At the foot of the waterfall, the flow of water falls down strongly, making the dense mist covering the area. The white water then follows the rocks and flows into the primitive forest.

c72

c82

c91

c112

c121

Thác Voi hay có tên là thác Liêng Rơwoa, thuộc thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng, nằm trên dòng suối Camly. Thác nằm cách Đà Lạt chừng 25 km, có chiều rộng khoảng 40m, chiều cao hơn 30m. Bên thác có những tảng đá như chú voi con nên có tên gọi là thác Voi. Thác Voi ngày đêm ầm ầm đổ nước tạo nên những âm thanh như tiếng gầm của thú rừng.[1]

dsc02295

Les chutes de l’éléphant (ou cascade « Thac Voi »): Elles sont en effet situées à une trentaine à 27 kilomètre à l’Ouest de Dalat .

dsc02296

dsc02298

Elephant waterfall is located in Nam Ban town – let, over 40km from Dalat. The waterfall has 30m in height and it lies on Cam Ly stream.

dsc02299

In the old time, wild animals love Ms. Biang, a nice daughter of Sre tribes chieftain, very much. When hearing that Ms. Biang was going to marry Mr.Lang – a good chieftain of Lach tribe, the whole flock of elephant was very pleased. They quickly came to attend the wedding. Unfortunately, when arriving current Elephant waterfall, they heard that Ms. Biang and Mr. Lang had died before they got married. Those elephants cried and screamed a lot. After a few day, they died and fossilized at the foot of the fall. Because of missing the elephants, The God of Langbiang Moutain cried a lot during many days. His tear mixed with the stream to console dead elephants. Since then, this place has had the name “Elephant waterfall”. Around the waterfall, we can see the primitive forests with the interesting caves and the ancient-trees.

dsc02300

Đambri là một thác nước đẹp, cao nhất vùng Lâm Đồng. Nguồn nước của dòng thác từ trên cao hơn 90 m đổ xuống, tạo nên một khung cảnh rất hùng vĩ.

d12

Thác nằm cách thành phố Bảo Lộc khoảng 17 km, nằm giữa khung cảnh rừng nguyên sinh hoang sơ, hùng vĩ.

d21

Theo truyền thuyết, ngày xưa có một đôi trai gái người Cơ Ho yêu nhau và thường hẹn hò bên thác nước. Vào một ngày nọ, chàng trai bỗng mất tích không một dấu vết để lại. Cô gái khóc mãi, chờ mãi, nhưng không thấy người yêu quay lại. Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại và chảy thành dòng thác lớn. Người K’ho đặt tên thác là Đambri – nghĩa là „Đợi chờ“.[1]

d31 d51 d41

Dambri waterfall is located in the Northwest of Bao Loc town, Lam Dong province. Dambri waterfall is a famous destination for tourists and it is the highest waterfall in the province (57m). It is surface width is 30m.

d61d71
The legend story of Dambri waterfall
According to legend, in the old time, there live to hill tribes, however, they did not get on well with each other so conflicts happened very often. The two hill tribes have a beautiful girl, Bri and a brave boy, Kdam, they passionately loved each other, but they could not get married to each other because of the difference between the two hill tribes.
One day, Kdam was so sad because the unsuccessful love so he left his village and went to a forest. When hearing the news, Bri left her house to find him; she went through many forest, crossed many streams and many months and crops had passed, but she couldn’t find him.

d111

She got disappointed so much, so she came back to a forest nearby her village and she cried. She cried again and again and hoped that Kdam would come back to her, however, he did not come back. She kept crying till she died and her body turned into rock, her tear kept flowing and it became the present waterfall.

d101

After what happened to Kdam and Bri, the people from the hill tribes were moved to tear because of the truthful love, so they called the waterfall Dambri and from that time they got on well with each other and their off-spring were allowed to get married to each other.

d81d13

Hoàng Triều Cương Thổ road© . © T. Do Khac . Allrights reserved .

_______________________________________________________________________

Note

Mr Cu-nhac : a person who was in the first exploration team and did research in order to establish Dalat, as well as the person who assumed the responsibility of the first official posts in restructuring Dalat.

THE 1951 DA LAT MASSACRE
The Eurasian Sous-Brigadier Victor Haasz of the French security forces. Haasz was killed on May 11, 1951, at his home on 17 Rue des Roses, Dalat. His attackers had tied up the domestics, and lain in wait in the garden. The assassination complete, they left with Haasz’s car, handgun, and other personal effects. During their getaway, they stumbled upon a truck full of French soldiers, and showed their nervousness or perhaps their brazenness by opening fire on the far more numerous soldiers. Still, they managed to escape. On the evening of May 11, 1951, three hours after Haasz’s death, and in direct reprisal for it, twenty Vietnamese hostages—in effect twenty unfortunate people who happened to find themselves in Dalat’s jail, most of them for minor crimes—were dragged to the Camly airfield and summarily shot. Fourteen of the victims were men and six were women. A woman by the name of Nguyen Thi Lang miraculously survived, riddled with eight bullets. She would testify at the perpetrators’ trial.[2] .
Le Xuan, who would become famous as the future sister-in-law to Ngo Dinh Diem, lived in Dalat at the time of the executions. She told the press that the entire affair showed that one Eurasian life equalled twenty Vietnamese lives and had it been a Frenchman, she added, forty Vietnamese would have had to die in exchange.[3]

Eurasian : The word Eurasian refers to people of mixed Asian and European ancestry. It was originally coined in nineteenth-century British India to refer to Anglo-Indians of mixedBritish and Indian descent, but has since been expanded to include those whose Asian parentage derive from East and Southeast Asia.[5] The term has seen some use in anthropological literature from the 1960s.[6] The term Eurasian may also be extended to those with Central Asian heritage.

“Đường Hoa Hồng” thời vang bóng

Những biệt thự kiến trúc châu Âu hoa mỹ trên con đường men theo sườn đồi, ẩn hiện dưới những tán thông, tùng cổ thụ một thời là nơi ở của công chức người Pháp. Sau 1950, chúng bắt đầu dần dần thuộc sở hữu của giới thượng, trung lưu, quan chức người Việt. Cao điểm nhất là vào đầu những năm 1960, Rue des Roses dưới tên gọi được Việt hóa – đường Hoa Hồng – chính là nơi chốn trọ của những nghệ sĩ trí thức chọn Đà Lạt làm nơi sáng tạo.

Họa sĩ Trịnh Cung, Đinh Cường (vừa qua đời ngày 8.1.2016 tại Hoa Kỳ) từng thuê một gian trong căn biệt thự số 11 đường Hoa Hồng. Đây là căn biệt thự của bà Nghiên, vợ một quan chức cấp cao trong chính quyền Bảo Đại thời Hoàng triều cương thổ (15.4.1950 đến 11.3.1955). Đó là một gia đình trí thức Tây học. Bản thân bà Nghiên là người du học từ Pháp về, mê tranh và nhạc cổ điển.

Ông Trịnh Cung kể lại những năm tuổi 20 của mình ở Đà Lạt trong xưởng vẽ nhỏ của gia đình bà Nghiên như là một thiên đường cho sáng tạo. Bà Nghiên và ông Trịnh Cung nhiều lần trò chuyện về tranh, bà hướng dẫn cho ông nghe nhạc cổ điển.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời bấy giờ đang dạy học ở B’lao, cũng thường xuyên ghé lại lưu trú cùng Trịnh Cung. Họa sĩ Đinh Cường cũng đến và lưu trú tại studio trong ngôi biệt thự này.

Trong bài hồi ức Đinh Cường, họa sĩ tiêu biểu cho trường phái hội họa lãng mạn Việt Nam vừa công bố trên tờ báo Trẻ tại Dallas – Mỹ, họa sĩ Trịnh Cung kể về thời kỳ này: “Cuối năm 1962, tôi bỏ dạy vẽ, khăn gói lên Ðà Lạt theo đề nghị bảo trợ cho tôi một cuộc sống chỉ để vẽ, mọi thứ đều được anh bạn yêu tranh tôi, tên là Thọ, đài thọ. Anh Thọ có đồn điền ở Lâm Ðồng và có vài pharmacy ở Sài Gòn, dân du học ở Pháp về.

Hồi đó dân chơi Sài Gòn đặt nick cho hai công tử, Lân Simca Ðỏ (Hoàng Kim Lân) và Thọ Florid Trắng, đó là chỉ hai chiếc xe mui trần nổi bật giữa Sài Gòn hoa lệ thời 60 của hai chàng.

Anh Thọ lớn hơn tôi khoảng 5 tuổi, thuê cho tôi một phòng trong biệt thự nằm trên đường Hoa Hồng nay là đường Huỳnh Thúc Kháng, Ðà Lạt. Nơi mà Ðinh Cường thường đề cập khi anh viết về Ðà Lạt một thời.

Việc cơm nước, anh Thọ giao cho bà chủ biệt thự này lo toan cho tôi mỗi ngày. Rong chơi và vẽ là nhiệm vụ mà tôi phải hoàn thành, anh Thọ muốn thế. Tôi thật quá may mắn! Và cũng nhờ chỗ ở này mà tôi đã đưa Trịnh Công Sơn và Ðinh Cường về ở chung mỗi khi hai bạn giang hồ lên Ðà Lạt và sau hai năm ở đó với bao kỷ niệm đẹp, tôi rời về Sài Gòn theo lệnh động viên vào quân trường Thủ Ðức.

Từ đó Ðinh Cường tiếp tục thuê căn phòng ở số 10 (3) đường Hoa Hồng này, cùng ở với Ðỗ Long Vân bỏ dạy Văn Khoa Huế, lên làm thư viện tại Viện Ðại học Ðà Lạt từ năm 1963 – 1965, ăn cơm tháng ở nhà phía sau của vợ chồng Hoàng Anh Tuấn. Trịnh Công Sơn hay từ Bảo Lộc về ở lại nơi này. Cũng là thời mà trung úy Nguyễn Xuân Thiệp, Trưởng Ðài Phát thanh Quân đội – Ðà Lạt, hay ghé mỗi đêm khi ở đài ra”.

Ngôi biệt thự số 11, nơi họa sĩ Trịnh Cung và Đinh Cường (1939-1.2016) từng ở những năm đầu thập niên 1960 và là nơi lui tới của Trịnh Công Sơn cùng nhiều nghệ sĩ khác, nay là khách sạn Saigon Port

Cũng trên tờ báo Trẻ, Nguyễn Xuân Thiệp có đoạn hồi ký nhắc đến sinh hoạt văn nghệ năm 1964 của nhóm bạn nghệ sĩ sống trọ ở đường Hoa Hồng: “… Nguyễn đã gặp các bạn Đinh Cường và Trịnh Công Sơn rồi Khánh Ly và bao nhiêu người nữa. Giáng sinh, kéo nhau đi uống bia, rồi về đàn hát ở studio Đinh Cường trên đường Rose. Có đêm uống rượu ở kiosque Dì Ba, hay vào Night Club dưới chân Đài phát thanh nghe Khánh Ly hát…”.

Đường Hoa Hồng xuất hiện nhiều trong thơ và hồi ký Đinh Cường, và thấp thoáng đâu đó trong những bức tranh vẽ giai đoạn 1964.

Ông viết về không gian tĩnh lặng cho sáng tạo của studio trên đường Hoa Hồng: “Thời tuổi trẻ đã qua, sáng ở đầu sông nhớ núi, đêm nằm trong núi nhớ sông, những chuyến đi giang hồ chỉ để nhìn thấy cái diệu kỳ của thiên nhiên, nỗi hoang vu của trời đất… và luôn nuôi ngọn lửa sáng tạo. Thời ngồi vẽ suốt đêm, một căn phòng có ngọn đèn không tắt trong một biệt thự trên đường Roses – Đà Lạt”.

Hay ở một tùy bút khác, họa sĩ Đinh Cường viết: “Căn phòng thuê ở đường Roses, suốt mùa là những cánh hoa mong manh ấy, đủ màu, chen dưới những đốm lá xanh tròn. Căn phòng có cánh cửa không khóa, có ngọn đèn cháy cả đêm. Cả đêm, tôi say sưa vẽ, và Đỗ Long Vân say sưa dí mắt cận vào sách. Từng đống vỏ Bastos xanh. Từng khuôn mặt bè bạn: Thiệp, Sơn, Mai, Christan, Tường, Sâm…”.

Cảnh sắc con đường cũng đi vào những lá thư tình có màu sướt mướt của Trịnh Công Sơn gửi cho Ngô Vũ Dao Ánh, người tình của ông đang sống tại Huế.

Căn nhà số 11 đường Hoa Hồng cũng là nơi cư ngụ của vợ chồng nhà văn Hoàng Anh Tuấn – Ngô Thy Liên. Ông Hoàng Anh Tuấn là nhà điện ảnh gốc Hà Nội, du học tại Pháp, chọn Đà Lạt làm nơi phát triển sự nghiệp. Ông chính là quản đốc Đài phát thanh Đà Lạt giai đoạn 1965. Hoàng Anh Tuấn có những câu thơ về Đà Lạt thật nhẹ nhàng, êm đềm như địa đàng thuở ban sơ: “… Ôi Đà Lạt của lần ăn trái cấm/ đến bây giờ còn nguyên vị chua thơm/ sân ga buồn một mai sớm nhòa sương/ lúc chia biệt thương lưng em thấm lạnh..”.

Trong một tùy bút đăng trên blog, nhà văn Trần Thị Nguyệt Mai viết những dòng đầy hoài niệm về không gian bè bạn văn nghệ một thời nơi con đường đẹp nhất thành phố sương mù: “Nhớ ngôi nhà ở đường Rose, nơi Hoàng Anh Tuấn và Ngô Thy Liên cùng các cháu cư ngụ. Ngôi nhà đó cũng là nơi quần tụ của Rừng, Đỗ Long Vân, Đinh Cường, Trịnh Công Sơn, Khánh Ly… nhớ bông phù dung trong vườn và bức tranh Khỏa thân nâu hồng của Đinh Cường”.

Nhưng con đường Hoa Hồng dài chưa đến 2km quá nổi tiếng không chỉ là nơi tụ tập của nhóm bạn nghệ sĩ này.

Cách căn biệt thự mà ông Cung, ông Cường từng lưu trú mươi bước chân, là ngôi biệt thự số 17 của gia đình đạo diễn Thái Thúc Nha (1920-1986), chủ hãng phim Alpha rất nổi tiếng ở miền Nam trước 1975. Là một đạo diễn tài năng, vây quanh ông rất nhiều bóng hồng một thời.

Con đường Hoa Hồng chứng kiến rất nhiều nhan sắc, là diễn viên trong các đoàn làm phim vào ra ngôi biệt thự của đạo diễn Thái Thúc Nha. Cũng chính Thái Thúc Nha là người đã đưa Thanh Lan, cô cháu gái của mình, từ một ngôi sao sân khấu ca nhạc và kịch nghệ đến với hào quang của nghệ thuật điện ảnh khi mời cô thủ vai chính trong phim “Tiếng hát học trò”.

Đường Hoa Hồng một thời còn có tư gia của giới lãnh đạo cao cấp của chính quyền và những trí thức, quan chức lớn của thành phố (trước 1975).

Bao lần thay tên

Như quyển Địa chí Đà Lạt đã viết, thuở ban đầu, người Pháp dùng tên gọi “Rue des Roses”, một trong những đường biệt thự đẹp nhất của Đà Lạt. Người Việt sau đó đã Việt hóa tên gọi, đổi thành “Đường Hoa Hồng”.

Sau năm 1954 dưới thời Ngô Đình Diệm, Rue des Roses được đổi thành đường Ngô Đình Khôi (anh cả của Ngô Đình Diệm). Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, đường mang tên Nguyễn Tường Tam. Sau 1975, Rue des Roses đổi thành Huỳnh Thúc Kháng. Nhưng với những người từng sống, gắn bó với con đường này, cái tên Hoa Hồng hay Rue des Roses vẫn được dùng phổ biến.

Ngày nay trở lại, tìm những ngôi biệt thự của tướng lĩnh, quan chức xưa, ngôi thì xuống cấp, được treo bảng rao bán, ngôi thì được tận dụng làm khu tập thể hay bỏ hoang dưới mưa nắng, thời gian. Ngôi biệt thự số 11, nơi nhóm bằng hữu văn nghệ như Đinh Cường, Trịnh Cung, Trịnh Công Sơn, Khánh Ly, Nguyễn Xuân Thiệp… tụ tập, lưu trú sáng tác ngày hôm qua nay là một khách sạn. Nhìn kỹ thì mới nhận ra cấu trúc ngôi biệt thự cổ phương Tây, khi nó bị “kẹp” giữa một sân tennis và một dây phòng thuần túy công năng, thiếu thẩm mỹ.

Cũng thế, ngôi biệt thự của gia đình ông Thái Thúc Nha lừng danh một thời, nay nằm bên một quán cà phê dù xanh dù đỏ. Phía trước ngôi biệt thự có tạc hình ông đạo diễn trên một cột trụ cách điệu hình chiếc máy quay phim và có họa tiết chùa Một cột. Nhưng phía trước trụ cổng phủ dây bìm bìm tím, biển số nhà đề trên tấm đá mới: Villa ROSE – MARIE 17 Rue des Roses – Dalat.

Nguyễn Vĩnh Nguyen

Từ TT Ngỡ Như Thiên Đường, thích nhất là đi bộ qua 2 con đường mang tên 2 loài hoa trước đây: Rue des Roses (đường Hoa Hồng)/Huỳnh Thúc Kháng và Rue des Glaieuls (đường Hoa Lay-ơn)/Nguyễn Viết Xuân, nếu ấn tượng nhất có lẽ tôi sẽ chọn con đường mang tên Hoa Hồng, vì có 2 lý do:

– Vì nó là một con đường ôm mang trong nó đầy đủ nhất những cung bậc thăng trầm của lịch sử Đà Lạt trong thập niên 50,60. Qua các tên đường mà nó đã mang đã đũ chứng minh điều đó:

Như quyển Địa chí Đà Lạt đã viết, thuở ban đầu, người Pháp dùng tên gọi “Rue des Roses”. Người Việt sau đó đã Việt hóa tên gọi, đổi thành “Đường Hoa Hồng”.
Sau năm 1954 dưới thời Ngô Đình Diệm, Rue des Roses được đổi thành đường Ngô Đình Khôi (anh cả của Ngô Đình Diệm). Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, đường mang tên Nguyễn Tường Tam. Sau 1975, Rue des Roses đổi thành Huỳnh Thúc Kháng. Nhưng với những người từng sống, gắn bó với con đường này, cái tên Hoa Hồng hay Rue des Roses vẫn được dùng phổ biến.

– Cũng vì nó đã để lại các dấu chân cũa các nhà hoạt động chính trị một thời: ông Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân (biệt thự số 10),… ; các văn nghệ sĩ như họa sĩ Trịnh Cung, họa sĩ Định Cường, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ca sĩ Khánh Ly, nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp , vợ chồng nhà văn Hoàng Anh Tuấn – Ngô Thy Liên (biệt thự số 11), đạo diễn Thái Thúc Nha(biệt thự số 17),…và các gia đình trí thức kiểu mẫu với lối sống lịch lãm, phong lưu lúc bấy giờ như ông bà Ngô Thích-Nguyễn Thị Phong (biệt thự số 9.

Literatur :

[1] Wikipedia
[2] Jennings, Eric T. (2011). Imperial Heights: Dalat and the Making and Undoing of French Indochina University of California Press. (Kindle Locations 5696-6196).
[3] Goscha.christopher, Guerre d’Indochine, UQAM – Université du Québec à Montréal
[4] Bùi Anh Trinh , “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” , 1965
[5]  Eurasian“. Dictionary.com. Retrieved 2009-01-13.
[6] Current Anthropology, Vol. 2, No. 1 (Feb., 1961), p. 64.

Hinterlasse einen Kommentar